Danh mục sản phẩm

Sỏi thận là gì? Nguyên nhân, triệu chứng cảnh báo bệnh sỏi thận?

DHT PHARMA
Thứ Tư, 29/05/2024

Bạn có biết rằng có tới 10 - 14% dân số Việt Nam bị sỏi thận. Vậy sỏi thận là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh là gì? Dấu hiệu nhận biết? Phương pháp điều trị? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!

Sỏi thận là gì?

“Sỏi thận là gì?” là câu hỏi của rất nhiều người. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Sỏi thận là sự xuất hiện của những viên sỏi trong hệ thống tiết niệu do sự tích tụ của các tinh thể khoáng chất trong nước tiểu. Sỏi thận có các kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn. Chúng có thể di chuyển trong đường tiết niệu, thậm chí tới thận gây ra các cơn đau, tắc nghẽn dòng nước tiểu.

Sỏi thận là gì

Dựa vào cấu tạo nên sỏi mà người ta chia sỏi thận thành nhiều loại khác nhau như:

  • Sỏi canxi: Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các trường hợp sỏi thận, sỏi canxi được hình thành do sự kết tủa của canxi trong nước tiểu. Đây có thể là do chế độ ăn uống hoặc bệnh lý trong cơ thể.
  • Sỏi axit uric: Sỏi axit uric thường được hình thành khi axit uric (chất được tạo ra từ quá trình chuyển hóa purin) tăng cao trong nước tiểu. Loại sỏi này thường gặp ở những người có chế độ ăn uống giàu protein hay uống không đủ nước.
  • Sỏi struvite (sỏi nhiễm trùng): thường xảy ra do nhiễm trùng đường niệu, chúng thường có kích thước rất lớn.
  • Sỏi cystein: có tỷ lệ mắc hiếm hơn, chúng thường do chứng rối loạn cystine - chất tạo ra trong quá trình tiêu hóa protein.

Ngoài ra, sỏi đường tiết niệu cũng có thể được phân loại dựa trên vị trí trong hệ thống niệu quản, bao gồm sỏi thận, sỏi ống niệu, và sỏi bàng quang…

Bệnh sỏi thận là căn bệnh khá phổ biến, có tới 10 - 14% người có sỏi trong thận. Trên thế giới có khoảng 3% dân số mắc bệnh và con số này khác nhau tùy theo các quốc gia.

Với những thông tin này, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “sỏi thận là gì?”.

Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận

Sau khi hiểu được sỏi thận là gì chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận. Bởi việc hiểu và nhận biết các nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận là quan trọng bởi nó có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh phù hợp và giảm nguy cơ mắc bệnh. 

Nguyên nhân là do trong nước tiểu có chứa nhiều chất như acid uric, calci... sau đó bị kết tinh và lắng đọng trong hệ tiết niệu.

Sỏi thận là gì

Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ gây ra bệnh sỏi thận:

  • Chế độ ăn uống không cân đối: Việc tiêu thụ quá nhiều chất chất đạm, hay ăn quá mặn… có thể tạo điều kiện cho sự hình thành sỏi thận do làm tăng lượng canxi trong nước tiểu.
  • Thiếu nước: Uống ít nước dẫn đến nước tiểu cô đặc, cũng tạo điều kiện cho sự hình thành sỏi thận. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận phổ biến.
  • Yếu tố gen di truyền: Nếu một người trong gia đình bạn đã từng mắc sỏi thận, bạn có nguy cơ cao hơn so với người không có tiền sử gia đình.
  • Do thuốc: Một số loại thuốc có thể tăng nguy cơ mắc sỏi thận, nhất là khi dùng sai cách như lạm dụng kháng sinh, bổ sung quá nhiều vitamin C, canxi…
  • Bệnh lý nền: Một số tình trạng sức khỏe như trào ngược bàng quang - niệu quản, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, nhiễm trùng đường tiết niệu… có thể tăng nguy cơ mắc sỏi thận.

Triệu chứng sỏi thận là gì?

Để hiểu rõ hơn sỏi thận là gì, chúng ra cùng nhau khám phá triệu chứng của bệnh lý này nhé! Các triệu chứng sỏi thận thường phát triển từ từ. Chúng có thể biến đổi theo kích thước và vị trí của sỏi trong hệ thống niệu quản.

Các dấu hiệu sỏi thận thường thấy như:

- Đau quặn thận: Đau có thể từ nhẹ đến cực kỳ nặng và thường đặc biệt cảm thấy khi sỏi di chuyển trong niệu quản. Cơn đau thường theo từng đợt, tùy theo vị trí của sỏi, cơn đau có thể lan xuống lưng dưới, háng, bụng hoặc vùng sinh dục. Có một số trường hợp, có thể xuất hiện các cơn đau bụng không rõ nguyên nhân, tiểu gấp, tiểu khó, buồn nôn…

- Máu trong nước tiểu: Sỏi thận có thể khiến niệu quản bị tổn thương, dẫn đến dấu hiệu sỏi thận là xuất hiện máu trong nước tiểu. Máu có thể là màu đỏ sáng dễ dàng phát hiện, tuy nhiên nhiều người chỉ biết được thông qua kiểm tra nước tiểu.

- Đau khi đi tiểu: Sỏi thận có thể gây ra đau hoặc cảm giác rát khi đi tiểu. Điều này thường xảy ra khi sỏi di chuyển làm cản trở dòng nước tiểu trong niệu quản hoặc gây tổn thương cho niệu quản.

- Sốt: Đây là một trong những triệu chứng sỏi thận hiếm gặp, cơn sốt có thể kèm cơn đau quặn thận do nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Buồn nôn và nôn mửa: Trong một số trường hợp, đặc biệt là khi sỏi gây tắc nghẽn niệu quản, viêm nhiễm, người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn và nôn mửa.

Sỏi thận là gì

Như vậy, câu trả lời sỏi thận là gì có thể hiểu theo nghĩa khác: sỏi thận là vấn đề sức khỏe gây ra các triệu chứng như đau quặn thận, máu trong nước tiểu, đau khi đi tiểu, sốt… tùy theo tình trạng người bệnh.

Việc nhận biết được các dấu hiệu sỏi thận sớm có thể giúp ngăn ngừa biến chứng cho người bệnh. Vì vậy, khi thấy bất cứ triệu chứng sỏi thận nào bên trên cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh sớm nhất.

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

Bên cạnh câu hỏi “sỏi thận là gì” cũng có rất nhiều bệnh nhân thắc mắc bệnh này có nguy hiểm không. Câu trả lời là còn tùy thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi thận.
Mặc dù không phải tất cả các trường hợp sỏi thận đều gây ra những biến chứng nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp vẫn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:

Tắc nghẽn niệu quản: Sỏi thận có thể gây tắc nghẽn trong niệu quản, ngăn cản dòng nước tiểu chảy qua. Điều này không chỉ gây ra đau lúc sỏi di chuyển, mà còn có thể dẫn đến viêm nhiễm niệu quản hoặc viêm thận. Tắc nghẽn có thể gây ứ nước, ứ mủ ở thận.

Tổn thương niệu quản: Sỏi thận có thể gây ra tổn thương cho niệu quản, dẫn đến máu trong nước tiểu, cảm giác đau khi đi tiểu, và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý niệu quản khác.

Viêm nhiễm tái phát kéo dài: Sỏi thận cũng tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tái phát do tổn thương niệu quản.

Suy thận cấp: Trong những trường hợp nặng, chức năng thận có thể bị suy giảm, thậm chí gây mất chức năng thận hoàn toàn.

Sỏi thận là gì

Do đó, bệnh nhân mắc sỏi thận không nên xem nhẹ và cần được chăm sóc đúng cách.

Chẩn đoán bệnh sỏi thận như thế nào?

Khi được thăm khám, bác sĩ sẽ tìm hiểu các triệu chứng sỏi thận và thực hiện một số phương pháp chẩn đoán khác như:

Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện có máu, hoặc các dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.

Siêu âm: Siêu âm là một phương pháp chẩn đoán phổ biến để xác định có sỏi thận hay không. Phương pháp này sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh của thận và niệu quản, giúp bác sĩ xác định được số lượng, kích thước sỏi.

X-quang: Chụp X-quang có thể được sử dụng để xác định kích thước, hình dạng và vị trí của sỏi trong niệu quản.

CT scan: CT scan là một công cụ chẩn đoán chủ yếu cho sỏi thận. Nó cung cấp hình ảnh rõ ràng về số lượng, kích thước, vị trí và bệnh lý, chức năng của mô, thận và các cơ quan xung quanh thận.

MRI: MRI cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán sỏi thận trong trường hợp các phương pháp khác không phù hợp.

Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện các phương pháp chẩn đoán phù hợp để đưa ra kết luận chính xác nhất về tình trạng sỏi thận cho người bệnh.

Các phương pháp điều trị bệnh sỏi thận

Sau khi đã tìm hiểu rõ về sỏi thận là gì, chúng ra hãy tìm hiểu các phương pháp điều trị sỏi thận hiệu quả.

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể như kích thước, loại và nguyên nhân gây ra sỏi thận… mà bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh thực hiện các phương pháp điều trị bệnh sỏi thận như sau:

- Điều trị bằng cách thay đổi lối sống:

Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống là một phần quan trọng trong việc ngăn ngừa tái phát sỏi thận, đặc biệt hiệu quả với những người bị sỏi thận mức độ nhẹ, sỏi thận nhỏ <10mm, chưa gây ra các biến chứng cho người bệnh. Việc xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học có thể giúp sỏi thận tự đào thải ra ngoài.

Một số thay đổi hữu ích cho người bị sỏi thận như:

  • Tăng cường uống nước, nên uống đủ 2 - 3 lít/ngày.
  • Giảm tiêu thụ muối, giảm đạm, nên bổ sung thêm nhiều rau và chất xơ.
  • Không bổ sung quá nhiều vitamin C, hàm lượng calci nên giới hạn 1-1.2g/ngày.

- Điều trị bằng thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau: nhóm thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc giảm đau opioid.
  • Thuốc giãn cơ: giúp làm giãn cơ niệu quản giúp hỗ trợ tống sỏi thận đi ra ngoài nhanh và ít đau hơn.

Nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh có thể cần nhập viện để truyền thuốc giảm đau theo đường tiêm.

Nếu bị sỏi thận kèm nhiễm trùng, người bệnh có thể cần dùng thuốc kháng sinh.
Một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Hadopharma cũng được nhiều người sử dụng để bào mòn và tán sỏi. Chúng có thành phần từ các thảo dược tự nhiên như kim tiền thảo, tỳ giải, diệp hạ châu, ngưu tất, kê nội kim, mã đề, uất kim… Chúng giúp lợi tiểu, tăng đào thải các chất lắng đọng trong đường tiết niệu. Đặc biệt là hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu…

Sỏi thận là gì

- Phẫu thuật:

Trong những trường hợp sỏi quá lớn không thể tự đào thải được ra bên ngoài, người bệnh có thể cần phẫu thuật để cải thiện.

Các trường hợp cần phẫu thuật gồm có:

  • Sỏi kích thước > 10mm, hình thái xù xì.
  • Xuất hiện các biến chứng như tiểu máu, tắc đường niệu, suy giảm chức năng thận..
  • Điều trị nội khoa nhưng không thành công.

Các phương pháp điều trị ngoại khoa bao gồm:

  • Tán sỏi ngoài cơ thể: Đây là một phương pháp không xâm lấn, trong đó sóng được sử dụng để phá vỡ sỏi thành các mảnh nhỏ hơn, giúp chúng dễ dàng đi qua niệu quản mà không gây ra đau đớn hay tổn thương nghiêm trọng. Nó thường được sử dụng đối với sỏi <20mm.
  • Tán sỏi qua da: Phương pháp này sử dụng một đầu laser hoặc khí nén để phá hủy sỏi thành các mảnh nhỏ hơn, sau đó lấy sỏi ra ngoài. Điều này thường được sử dụng cho các sỏi lớn hoặc có cấu trúc khó phá hủy.
  • Tán sỏi nội soi niệu quản: bác sĩ sử dụng ống soi mềm qua đường tiểu lên niệu quản rồi tiến hành tán vụn sỏi…
  • Phẫu thuật mở: Mổ nội soi sau phúc mạc để lấy những viên sỏi to, phức tạp…

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “sỏi thận là gì?”, bên cạnh đó là các thông tin như dấu hiệu sỏi thận, nguyên nhân gây ra sỏi thận. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, xin quý khách hàng liên hệ trực tiếp đến số hotline 0965 280 068.

Viết bình luận của bạn