SPF là gì? Các thông số cần phải biết về kem chống nắng?
DHT PHARMA
Thứ Bảy,
27/04/2024
Kem chống nắng là sản phẩm không thể thiếu của bất cứ cô nàng nào. Tuy nhiên, các chị em đã hiểu hết về các thông số được in trên bao bì chưa? Chỉ số spf là gì? Chỉ số PA là gì? Nó thể hiện khả năng bảo vệ của kem chống nắng như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
>> Xem thêm:
-
Kem chống nắng Eucerin: Bảo vệ da tối ưu, cho làn da khỏe mạnh
-
Kem chống nắng Vichy Capital Soleil: thoáng nhẹ không bóng dầu
Tác hại của ánh sáng mặt trời với da
Để trả lời câu hỏi “SPF là gì?”, đầu tiên chúng ta phải hiểu hơn về ánh sáng mặt trời và những ảnh hưởng của nó đối với làn da.
Ánh sáng mặt trời mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó cũng có là nguyên nhân gây ra gần 90% các tổn thương trên da.
Bức xạ cực tím (tia UV) từ ánh sáng mặt trời chính là thủ phạm tác động tiêu cực cho làn da. Có 3 loại tia UV là UVA, UVB, UVC, trong đó UVC gây ung thư rất cao nhưng bị chặn lại nhờ tác dụng của tầng ozon. Hai tia còn lại làm tổn thương da theo những cách khác nhau như:
- Tia UVB: thay đổi cường độ theo thời gian trong ngày, mạnh nhất là từ 10 - 14h. Với cường độ mạnh, nhất là những tháng hè, tia UVB tác động trực tiếp lên lớp thượng bì gây ra hầu hết các tổn thương da tức thì như cháy nám da, sưng và làm da bong tróc, phồng rộp... Tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời sẽ làm da dày lên.
- Trong khi đó, tia UVA có bước sóng dài hơn, cường độ ổn định trong ngày, không có thời gian đạt mức tối đa. Tuy nhiên UVA xâm nhập sâu vào lớp biểu bì, tác động lâu dài và tích lũy theo thời gian, thậm chí có thể xuyên qua kính ô tô và cửa sổ.
- Nếu tiếp xúc trong thời gian dài, cả hai tia UV đều gây tác dụng dài hạn.
Từ những đặc điểm trên, ánh sáng mặt trời khiến da gặp phải các vấn đề sau:
- Sạm da, nám da, tàn nhang: Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, cơ chế bảo vệ da là các tế bào tăng sản xuất các sắc tố melanin. Vì vậy, tiếp xúc nhiều khiến da sạm đen, tàn nhang...
- Da khô, bong tróc: UVA tấn công vào da, tăng sản xuất men tiêu hủy cấu trúc nền MMPs, khiến phân tử giữ nước proteoglycans ở da bị đứt gãy, khiến da khô và bong tróc.
- Lão hóa da sớm: Tia UVA, UVB làm biến đổi kết cấu da, làm mất độ đàn hồi của da, làm đứt gãy các sợi elastin, laminin… dẫn đến các dấu hiệu lão hóa sớm như túi mỡ, chùng da, nếp nhăn, nhăn nheo…
- Cháy nắng: Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời với cường độ mạnh trong vài giờ có thể gây cháy da, da bị bong tróc, ngứa ngáy… Vấn đề này khiến da bị lão hóa sớm, tăng nguy cơ bị ung thư da.
- Ngoài ra, nó không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ (sạm da, lão hóa da, nám, tàn nhang…) mà còn làm tổn thương ADN của tế bào da gây đột biến và tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu nghiêm trọng như ung thư da, u hắc tố...
Vì vậy, việc bảo vệ da khỏi ánh sáng mặt trời là hết sức quan trọng.
Tác dụng của kem chống nắng?
Để bảo vệ da khỏi tác tác hại của ánh nắng mặt trời, một phương pháp nhanh chóng và đem lại hiệu quả chống nắng tốt hiện nay là sử dụng kem chống nắng.
Hai loại kem chống nắng phổ biến hiện nay là kem chống nắng vật lý và hóa học. Ngoài ra, còn có những sản phẩm là sự kết hợp của 2 loại này.
Không chỉ giúp ngăn chặn tác động của tia UV gây hại cho làn da, nó còn mang lại nhiều công dụng tốt cho làn da như:
- Ngăn cháy nám, sạm da và tàn nhang: Kem chống nắng giúp giảm nguy cơ phát triển các vết nám và tàn nhang trên da.
- Ngăn ngừa da lão hóa, bong tróc: Tác động của tia UVA và UVB làm giảm độ đàn hồi của da và góp phần vào quá trình lão hóa. Kem chống nắng ngăn chặn tác động này, giúp da giữ được sự săn chắc và trẻ trung.
- Phòng ngừa ung thư da: Sử dụng kem chống nắng có thể giảm nguy cơ mắc các loại ung thư da do tác động của tia UV.
- Bảo vệ làn da nhạy cảm: Da nhạy cảm thường dễ bị kích ứng hoặc sưng tấy khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Kem chống nắng cung cấp một lớp bảo vệ, giúp giảm nguy cơ kích ứng.
- Giữ da đều màu: Kem chống nắng giúp ngăn chặn việc tăng sản xuất melanin, từ đó giúp duy trì màu da đồng đều và tránh các vết sạm nám không mong muốn.
Như vậy, việc sử dụng kem chống nắng không chỉ mang lại lợi ích về mặt thẩm mỹ mà còn bảo vệ da khỏi tác động có hại của ánh sáng mặt trời, đảm bảo sức khỏe da lâu dài.
Chỉ số SPF là gì?
Muốn bảo vệ da tốt nhất cần lựa chọn kem chống nắng phù hợp với loại da và có các chỉ số chống nắng tốt. Nhiều người thấy trên bao bì của sản phẩm kem chống nắng có các thông số như SPF, PA nhưng không biết “SPF là gì?”, “Chỉ số PA là gì?”, “nó có ý nghĩa gì không?”. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Đầu tiên, “SPF là gì?”. SPF (viết tắt của Sun Protection Factor) là một thông số được dùng để đánh giá khả năng bảo vệ da khỏi sự gây hại của tia UVB từ ánh sáng mặt trời.
SPF càng cao thì khả năng bảo vệ càng tốt thì hiệu quả bảo vệ da càng tốt. Chỉ số SPF được thể hiện bằng con số từ 15 - 100, số càng cao khả năng bảo vệ da càng tốt. Ví dụng như:
- SPF 15: kem chống nắng có thể bảo vệ da đến 93% khỏi tia UVB.
- SPF 30: kem chống nắng có thể bảo vệ da đến 97% khỏi tia UVB.
- SPF 50: kem chống nắng có thể bảo vệ da lên tới 99% khỏi tia UVB.
Ngoài ra, chỉ số SPF còn thể hiện thời gian chống lại tia UV. 1 SPF giúp bảo vệ làn da và hạn chế tác hại trong khoảng 10 phút. Dựa vào đó, người sử dụng có thể tăng thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không sợ bị ảnh hưởng bởi ánh sáng mặt trời.
Ví dụ, nếu bạn sử dụng một loại kem chống nắng với chỉ số SPF 30, điều này có nghĩa là bạn có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 300 phút tức là kem chống nắng bảo vệ da khỏi tia UV khoảng 5 giờ.
Tuy nhiên, chỉ số SPF không đo tác động của tia UVA, vì vậy cần kiểm tra sản phẩm để đảm bảo nó bảo vệ da khỏi cả tia UVA và UVB.
Chỉ số PA là gì?
Chỉ số SPF không thể hiện khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA nên cần phải có một thông số khác để giúp người sử dụng biết được hiệu quả chống nắng của nó từ tia UVB.
Chỉ số PA (Protection Grade of UVA) là một thang đo được sử dụng để đánh giá mức độ bảo vệ của kem chống nắng khỏi tia UVA. Chỉ số PA thường dao động từ 1+ đến 4+. Chỉ số PA càng cao thì hiệu quả trong việc bảo vệ da khỏi tác động của tia UVA càng tốt.
Cụ thể, các mức đánh giá PA bao gồm:
- PA+: Bảo vệ yếu trước tác động của UVA, chỉ ở mức 40 - 50%.
- PA++: Bảo vệ tốt trước tác động của UVA, ở mức 60 - 70%, thời gian bảo vệ từ 4 - 6 giờ.
- PA+++: Bảo vệ rất tốt trước tác động của UVA tới 90%, thời gian lọc tia khoảng 8-12h.
- PA++++: Bảo vệ xuất sắc trước tác động của UVA, trên 95%, thời gian lọc tia khoảng 16h.
Vì vậy, khi lựa chọn kem chống nắng, nên chọn sản phẩm có cả chỉ số SPF (bảo vệ khỏi tia UVB) và chỉ số PA (bảo vệ khỏi tia UVA) để đảm bảo sự bảo vệ toàn diện trước tác động của ánh sáng mặt trời.
Tốt nhất nên lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 - 50, PA từ 3+ trở lên. Nhưng với làn da bị sưng, mụn viêm… thì nên lựa chọn loại có chỉ số chống nắng thấp hơn từ 15 - 30 để hạn chế tình trạng kích ứng da.
Các chỉ số khác trên kem chống nắng
Không chỉ nhiều người có câu hỏi về các chỉ số thông dụng như “SPF là gì”, “PA là gì?”, mà họ còn quan tâm đến các thông số khác để lựa chọn được loại sản phẩm chống nắng phù hợp với bản thân. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Ngoài những chỉ số quan trọng SPF và PA được đề cập ở trên, còn có một số chỉ số khác trên sản phẩm kem chống nắng, bạn có thể quan tâm như sau:
- PPD (Persistent Pigment Darkening): Đây là một hệ thống đánh giá mức độ bảo vệ khỏi sự tạo sắc tố trên da của kem chống nắng khỏi tác động của tia UVA. PPD thường được sử dụng ở Châu u và một số quốc gia khác. PPD = 10 có nghĩa là mất thời gian hơn 10 lần để làn da bị tổn thương so với khi không thoa kem chống nắng.
- Broad Spectrum: cho thấy chúng có khả năng bảo vệ cả với tia UVB và UVA.
- Full Spectrum: có nghĩa là quang phổ rộng giúp bảo vệ da khỏi cả tác hại của 2 tia UV.
- Water Resistant/Water-Resistant: Đây là chỉ số nói lên khả năng của kem chống nắng chống nước trong một khoảng thời gian nhất định sau khi tiếp xúc với nước.
- Oil-Free: Dành cho những loại kem chống nắng không chứa dầu, phù hợp cho da dầu, ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông.
- Hypoallergenic: Sản phẩm ít gây dị ứng.
Dựa vào những thông số ít gặp này sẽ giúp bạn lựa chọn được loại kem chống nắng phù hợp với bản thân hơn.
Kem chống nắng SPF 50 giữ được bao lâu?
Dựa vào những thông tin phía bên trên chắc hẳn bạn đã có thể trả lời câu hỏi “Kem chống nắng SPF 50 giữ được bao lâu?”.
SPF 50 sẽ giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVB trong khoảng thời gian là 500 phút, tức là khoảng hơn 8 giờ. Với hiệu suất bảo vệ da lên tới 98%.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả bảo vệ da tối đa thì bạn nên thoa lại kem chống nắng sau 2 - 3 giờ và hạn chế đứng ở dưới ánh sáng mặt trời quá lâu mà không có thiết bị hỗ trợ. Đồng thời, SPF chỉ thể hiện khả năng chống tia UVB nên bạn cần lựa chọn loại kem chống nắng có kết hợp thêm chỉ số PA.
Trên đây là những thông tin cần thiết về các thông số của kem chống nắng. Chắc hẳn bạn đã có đáp án cho các thắc mắc của mình như “Chỉ số SPF là gì?”, “Kem chống nắng SPF 50 giữ được bao lâu?”. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, xin quý khách hàng liên hệ trực tiếp đến số hotline 0965 280 068.