Trẻ bị táo bón: Thông tin ba mẹ cần biết từ A-Z
DHT PHARMA
Thứ Bảy,
25/05/2024
Táo bón là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, cha mẹ thường bỏ qua dẫn tới nhiều hệ lụy tới sức khỏe. Vậy trẻ bị táo bón là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách giải quyết. Chúng ta hãy tìm hiểu ngay trong bài viết sau!
Bệnh táo bón ở trẻ nhỏ
Táo bón là tình trạng rối loạn tiêu hóa rất thường gặp ở trẻ em. Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ bú mẹ hoàn toàn nên việc đại tiện thường không vấn đề gì. Tuy nhiên khi bước vào chế độ ăn dặm hay mẹ phải đi làm trẻ không được ăn uống như trước thì táo bón có thể xảy ra.
Theo Viện Y tế và Chất lượng Điều trị Quốc gia Anh, trẻ bị táo bón nếu có ít nhất 2 biểu hiện dưới đây:
- Đi tiêu ít hơn 3 lần trong 1 tuần hoặc số lần đi tiêu bất thường so với bình thường.
- Trẻ cảm thấy khó chịu, đau đớn và căng thẳng mỗi khi đi tiêu.
- Trẻ có tiền sử bị táo bón trước đây.
- Phân của trẻ to, cứng hoặc phân rất to, gây nghẹt toilet.
- Phân cứng, trẻ phải gắng sức rặn làm chảy máu hậu môn.
- Tiền sử hoặc đang bị phân cứng khiến hậu môn bị đau, nứt và chảy máu do phân cứng.
Theo thống kê, có một số nhóm trẻ có tỷ lệ táo bón cao gấp 3 lần so với các trẻ khác là trẻ bắt đầu ăn dặm (do trẻ chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang ăn dặm nên trẻ rất dễ bị táo bón) và trẻ trong độ tuổi đi học như đi nhà trẻ (do trẻ sợ bẩn, sợ phải xin phép cô giáo…). Do đó, mẹ cũng nên chú ý tình trạng táo bón này ở con.
Đa số, trẻ bị táo bón không có tổn thương hay bất thường ở ruột gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài và tiến triển nặng có thể gây ra nhiều hệ lụy cho trẻ như mệt mỏi, biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm tăng cân, tắc ruột, trĩ, sa trực tràng, khó khăn khi đi tiểu, tiểu rắt…
Biểu hiện khi trẻ bị táo bón
Biểu hiện của trẻ bị táo bón có thể biến đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này và độ tuổi của trẻ. Một số biểu hiện phổ biến bao gồm khó tiêu, tiêu ít hơn bình thường, và cảm giác khó chịu khi đại tiện.
Hiện nay có 5 cấp độ giúp bố mẹ đánh giá được mức độ táo bón ở trẻ gồm:
- Cấp độ 1: Đầu phân khô
- Cấp độ 2: Đi tiêu phân lổn nhổn như phân dê
- Cấp độ 3: Khuôn to, nứt kẽ
- Cấp độ 4: Phân bị khô, vón cục
- Cấp độ 5: Phân bị to, cứng, dính máu
Vì vậy, khi thấy các triệu chứng trên nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám. Đặc biệt trong các trường hợp sau:
- Trẻ dưới 4 tháng tuổi bị táo bón.
- Trẻ bị táo bón thường xuyên, hay tái đi tái lại.
- Đã điều trị táo bón, tuy nhiên tình trạng không cải thiện, trẻ vẫn chưa đi đại tiện sau 24 giờ.
- Trẻ táo bón xuất hiện máu trong phân hoặc thấy máu dính ở tã, quần lót.
- Trẻ táo bón có thêm các triệu chứng như đau bụng hoặc đau hậu môn.
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ
Rất nhiều cha mẹ thắc mắc không biết tại sao trẻ bị táo bón. Vậy chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân gây táo bón ở trẻ ngay sau đây nhé!
Thiếu chất xơ: Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị táo bón là chế độ ăn uống thiếu chất xơ. Trẻ em thường ưa thích các loại thực phẩm có chứa ít chất xơ như đồ ăn nhanh, nước ngọt. Trong khi đó, trẻ ăn ít hoa quả và rau tươi. Điều này khiến hệ thống tiêu hóa của trẻ không hoạt động hiệu quả.
Thiếu nước: Cơ thể thiếu nước hoặc trẻ không uống đủ nước cũng có thể làm tăng nguy cơ táo bón.
Lười vận động: Ít vận động, chỉ chơi trong nhà, thường xuyên ngồi nằm xem tivi cũng góp phần vào khiến trẻ bị táo bón do nhu động ruột bị ì lâu ngày.
Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc giảm ho, giảm đau, hạ sốt... cũng có thể gây ra táo bón ở trẻ em.
Các yếu tố tâm lý: Lo lắng, căng thẳng, rối loạn cảm xúc... như sợ đi đại tiện vì bẩn vì bị quát mắng, phải xin phép cô giáo... cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của trẻ.
Do bệnh lý: trẻ bị một số bệnh như thiếu máu, suy dinh dưỡng, bệnh trực tràng... làm trương lực ruột bị giảm làm trẻ bị táo bón.
Do nứt hậu môn: Nhiều trẻ bị rách hậu môn cũng cố nhịn tiểu, sau quen dần có có thể khiến phân cứng và khô gây táo bón.
Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón ở trẻ, việc xác định được lý do sẽ hỗ trợ cha mẹ có phương pháp khắc phục phù hợp với tình trạng của con.
Trẻ bị táo bón phải làm sao?
Vậy trẻ bị táo bón phải làm sao để cải thiện? Làm gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón? Phương pháp khắc phục có thể phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ trẻ bị táo bón. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Trẻ bị táo bón nên ăn gì?
Rất nhiều cha mẹ thắc mắc không biết trẻ bị táo bón nên ăn gì? Bởi việc điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ bị táo bón là một cách điều trị hiệu quả. Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ là biện pháp được ưu tiên đầu để giúp cải thiện tình trạng táo bón.
Chất xơ là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn trong đường ruột, làm mềm phân. Bên cạnh đó, nó còn giúp tăng nhu động ruột, giữ nước trong phân, cải thiện tình trạng táo bón.
- Bổ sung chất xơ: Trong chế độ ăn uống của trẻ bị táo bón, nên bao gồm nhiều loại rau củ và hoa quả tươi, như các loại đậu, mận khô, cà rốt, bí ngô, bắp cải, táo, mồng tơi, khoai lang... Những loại thực phẩm này cung cấp nhiều chất xơ.
- Uống đủ nước, sữa: Việc tăng cường uống nước cũng rất quan trọng. Nước giúp duy trì độ ẩm trong ruột và làm cho phân dễ đi qua hơn. Trẻ cần được khuyến khích uống nhiều nước trong ngày, đặc biệt là trước và sau khi ăn.
Còn đối với trẻ sơ sinh nên kiểm tra xem trẻ đã được cung cấp đủ lượng sữa chưa, rồi bổ sung thêm. Đồng thời nên bổ sung thêm nước nếu trẻ cần. Bên cạnh đó, không nên cho trẻ ăn thức ăn quá đặc trong thời kỳ ăn dặm.
- Bên cạnh đó, tránh cho trẻ ăn các thực phẩm khó tiêu, cay nóng và tránh để trẻ ăn quá no khi đang bị táo bón.
Như vậy, với thông tin này có thể giúp mẹ trẻ lời câu hỏi “trẻ bị táo bón nên ăn gì?”, “Làm gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón?”. Tuy nhiên, không nên cho trẻ ăn nhiều chất xơ một cách dồn dập mà cần tăng dần để trẻ quen với việc tiêu hóa chúng.
Sử dụng các sản phẩm giảm táo bón cho trẻ
Bên cạnh việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, cha mẹ cũng có thể sử dụng các sản phẩm giảm táo bón cho trẻ. Một trong những sản phẩm được người dùng đánh giá cao bạn có thể tham khảo như sau:
- Thạch chất xơ Casabonbon: sản phẩm được bào chế dưới dạng thạch thơm ngon - được trẻ rất thích. Mỗi gói sản phẩm có chứa chất xơ hòa tan Galacto-oligosaccharide được nhập khẩu từ Nhật Bản và inulin giúp phát triển lợi khuẩn đường ruột, cải thiện táo bón. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa Immunemono, kẽm, vitamin B1 giúp tăng cường chuyển hóa thức ăn, hỗ trợ tiêu hóa, phát triển hệ thống miễn dịch, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng. Vì vậy, đây là sản phẩm cho trẻ bị táo bón được các mẹ lựa chọn hàng đầu cho con.
- Bio-acimin Fiber: Một sản phẩm khác cha mẹ có thể tham khảo là Bio-acimin Fiber. Mỗi gói có chứa chất xơ hòa tan FOS và inulin được nhập khẩu từ châu u từ rễ cây diếp xoăn. Bên cạnh đó là 2 lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium. Từ đó sản phẩm giúp tái tạo hệ vi sinh vật đường ruột, tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ.
Sử dụng thuốc
Trong những trường hợp táo bón nặng, trẻ có thể được bác sĩ kê đơn một số loại thuốc như:
Thuốc làm mềm phân chứa glycerol: thuốc được bơm vào hậu môn của trẻ bị táo bón, giúp làm mềm phân, giúp phân dễ dàng tống ra ngoài.
Thuốc bổ sung chất xơ (cám lúa mỳ, gôm sterculia…): những thuốc này giúp hút nước, kích thích nhu động ruột nên làm mềm phân và đẩy ra ngoài.
Thuốc nhuận tràng thẩm thấu như polyethylene glycol, lactulose, sorbitol… Chúng có tác dụng làm giảm hấp thu nước ở thành ruột, tăng lượng nước giúp làm mềm phân.
Thuốc nhuận tràng kích thích như bisacodyl: Nó có khả năng tăng nhu động ruột, kích thích co bóp đại tràng, giúp phân nhanh chóng tống được ra ngoài. Tuy nhiên, sau thời gian dài khoảng 8 - 12 tiếng mới có tác dụng tốt và chỉ sử dụng khi không đáp ứng được với các loại thuốc trên.
Những giải pháp khác
Bên cạnh những biện pháp chính ở trên, có một số giải pháp khác cũng giúp cải thiện tình trạng trẻ bị táo bón hiệu quả:
Massage bụng: cha mẹ có thể massage vùng bụng cho con theo chiều kim đồng hồ theo chuyển động trong. Nó giúp kích thích nhu động ruột, từ đó hệ tiêu hóa của trẻ sẽ hoạt động tốt hơn.
Tập thói quen đại tiện tốt cho trẻ: nên tập cho trẻ có thói quen đi tiêu theo một khung giờ cố định để cho trẻ dễ dàng vệ sinh hơn, tránh để phân quá lâu trong trực tràng. Tuy nhiên nên tránh cho trẻ đi ngay sau bữa ăn.
Cho trẻ vận động nhiều hơn: để trẻ cải thiện táo bón nên cho trẻ tập thể dục, chơi thể thao nhiều hơn. Điều này sẽ giúp tăng cường sự vận động ở cơ bụng và hậu môn giúp đi tiêu dễ dàng hơn.
Tâm sự với trẻ: Nếu cha mẹ nghi ngờ trẻ bị táo bón do tâm lý, cha mẹ nên hỏi chuyện, chia sẻ với trẻ để cải thiện tình trạng đi tiêu cho trẻ.
Trên đây là những thông tin cần thiết về trẻ bị táo bón như dấu hiệu, nguyên nhân gây táo bón ở trẻ, cách khắc phục… Chắc hẳn bạn đã có thể trả lời câu hỏi như “trẻ bị táo bón nên ăn gì?”, “trẻ bị táo bón phải làm sao?”, “làm gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón?”. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, xin quý khách hàng liên hệ trực tiếp đến số hotline 0965 280 068.