Thành phần túi chườm nóng y tế
Nhựa PVC không mùi.
Cấu tạo của túi chườm nóng gồm các bộ phận:
- Vỏ bọc túi chườm: Vỏ ngoài của túi chườm nóng được làm từ cao su mềm mại và an toàn, có khả năng chịu nhiệt tốt. Không làm da bỏng hay tổn thương khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng, lạnh.
- Khoang chứa: Khoang này chứa nước nóng, giúp giữ nhiệt cho nước được lâu hơn.
- Nắp vặn: nắp vặn được thiết kế chắc chắn, hạn chế tối đa chảy nước ra ngoài.
Công dụng của túi chườm nóng y tế
Túi chườm nóng là vật dụng giúp giữ nhiệt độ nóng để cung cấp nguồn nhiệt tác động lên cơ thể một cách dễ dàng và tiện lợi hơn: Sản phẩm được sử dụng phổ biến do đem đến nhiều công dụng như sau:
- Nhiệt độ sẽ làm giãn nở các mạch máu, dây chằng, cơ tại chỗ được chườm nên giúp nới lỏng cơ bắp, rất hữu ích khi bị căng cơ.
- Nhiệt nóng giúp an thần, điều hòa chức năng thần kinh, giảm kích thích thần kinh, giảm co thắt và sự khó chịu.
- Nhiệt giúp tăng lưu thông máu, tăng cường đưa oxy và chất dinh dưỡng đến vùng bị tổn thương; từ đó nhanh chóng làm lành vết thương.
- Sưởi ấm trong thời tiết lạnh giá.
- Giảm đau tại chỗ như đau bụng kinh, đau xương khớp mạn tính...
Hướng dẫn sử dụng túi chườm nóng y tế
- Làm nóng túi chườm bằng nước nóng.
- Kiểm tra xem túi có bị thủng không.
- Kiểm tra nhiệt độ của nước (khoảng 50 - 60 độ C, nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ).
- Đổ nước nóng vào túi, khoảng 1/2 đến 2/3 dung tích của túi.
- Ép hết không khí trong túi chườm ra.
- Vặn chặt nắp và dốc ngược túi chườm để kiểm tra xem nắp túi có bị rò rỉ nước không, nếu rò rỉ thì phải thay túi khác.
- Để miệng túi quay lên trên.
Đối tượng sử dụng túi chườm nóng y tế
Dùng được cho mọi đối tượng.
Khi nào nên sử dụng túi chườm nóng?
Dùng túi chườm nóng trong những ca đau mạn tính, chấn thương từ 2 ngày trở lên. Cụ thể trong những trường hợp như sau:
- Cơn đau xương khớp như viêm xương khớp, đau thần kinh liên sườn, đau cơ xơ hóa, đau thần kinh tọa, đau cổ vai gáy… (trường hợp không có dấu hiệu sưng, viêm đau nặng có thể vừa chườm lạnh và chườm nóng), đau gan, thận, đau dạ dày…
- Trường hợp căng cơ, căng cứng cơ lưng, viêm gân, cứng gân, sau chấn thương ít nhất 2 ngày… Ngăn ngừa cơ bắp căng cứng: Dùng túi chườm nóng trước khi thể dục thể thao gắng sức để làm thư giãn các cơ và dây chằng giúp giảm thiểu nguy cơ làm nặng thêm chấn thương mãn tính hoặc gây đau nhức cơ.
- Viêm khí quản, viêm thanh quản, giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng cho mắt.
- Đau đầu do co thắt mạch, thiếu máu lên não.
- Túi chườm nóng đau bụng kinh, đau bụng do bị lạnh.
- Phụ nữ sau sinh giúp giữ ấm trong thời tiết lạnh.
- Vết loét lâu liền, làm nhanh liền sẹo.
- Không nên sử dụng túi chườm nóng trong các trường hợp:
- Vết thương cấp tính, vết thương hở, vùng đang chảy máu.
- Da bị nóng đỏ viêm.
- Chấn thương có sinh nhiệt (nhiễm trùng, bỏng, vết thương mới)…
- Người bệnh không nhạy cảm với nhiệt như tiểu đường, bệnh thần kinh ngoại biên hoặc người bị tê liệt cảm giác tại khu vực cần tác động.
- Các khối u ác tính, lao.
- Giãn tĩnh mạch da.
Ngoài ra, chườm nóng còn có thể luân phiên với chườm lạnh trong các trường hợp như chấn thương do tập luyện thể thao, viêm xương khớp…
Không nên sử dụng túi chườm nóng trong trường hợp nào?
- Không áp dụng chườm nóng trong trường hợp vết thương cấp tính.
- Chỉ nên chườm nóng khi chấn thương đã cũ và đang được điều trị, không sử dụng khi vết thương sưng tấy, vết thương hở.
- Không chườm nóng trong khi ngủ sẽ gây nguy cơ bị nóng rát hoặc phỏng da.
- Không nên để túi chườm quá nóng.
- Chỉ nên chườm nóng trong khoảng thời gian nhất định và không quá lâu.
Lưu ý khi sử dụng
- Đối với người có vấn đề về tuần hoàn máu thì nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng túi chườm nóng.
- Đặc biệt người bị tiểu đường thì không chườm nóng.
- Không chườm trên vùng da không được khỏe hoặc trên vùng da ít cảm nhận sự nóng lạnh.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Để xa tầm tay trẻ em.
Quy cách
Hộp 1 túi chườm có nắp đậy.
Bảo quản
Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao.
Thông tin thêm
Nước sản xuất: Việt Nam.