Danh mục sản phẩm

Cách khắc phục tình trạng bà bầu mất ngủ hiệu quả

DHT PHARMA
Chủ Nhật, 12/05/2024

Trong những tháng đầu thai kỳ mẹ bầu thường hay buồn ngủ. Tuy nhiên, càng về sau, nhiều mẹ bầu lại gặp tình trạng mất ngủ, giấc ngủ chập chờn. Vậy bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng tới thai nhi không? Cách khắc phục tình trạng bà bầu mất ngủ như thế nào? Khám phá ngay bài viết dưới đây nhé!

>> Xem thêm: Cẩm nang từ A đến Z về tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu

Vì sao bà bầu mất ngủ?

Giấc ngủ có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít trường hợp lại gặp phải tình trạng bà bầu mất ngủ. Có nhiều nguyên nhân gây ra việc này, cụ thể như sau:

- Tiểu đêm và tăng lượng ure: Trong quá trình mang thai, thận phải làm việc thêm từ 30 - 50% để lọc máu. Vì vậy, lượng ure tăng, lượng nước tiểu nhiều hơn. Trong khi đó, thai nhi lớn làm tử cung ngày càng lớn chèn ép vào bàng quang dẫn đến mẹ bầu khó chịu và phải đi tiểu nhiều lần, nhất là vào ban đêm. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bà bầu mất ngủ.

- Lo âu và căng thẳng: Khi mang thai, nhất là những mẹ bầu mang thai lần đầu thường cảm thấy lo lắng trong nhiều vấn đề khác nhau như không biết con có phát triển khỏe mạnh không, sắp xếp công việc như thế nào, về tài chính, tình dục để chiều chồng… Vì vậy, rất nhiều bà bầu mất ngủ.

bà bầu mất ngủ

- Thay đổi hệ tiêu hóa: Khi mang thai hệ tiêu hóa bị thay đổi là nguyên nhân gây tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu. Thai nhi lớn gây chèn ép tới cả dạ dày, khiến thức ăn bị trào ngược lên thực quản.

Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của mẹ bầu cũng hoạt động kém đi khiến thức ăn bị lưu lại trong dạ dày và ruột lâu hơn gây ra tình trạng ợ nóng, khó tiêu, táo bón. Cộng thêm với việc, tẩm bổ khi mang thai, lượng thức ăn lại càng nhiều gây đầy bụng. Tất cả những vấn đề về tiêu hóa này đều có thể khiến bà bầu mất ngủ, ngủ không sâu giấc và thường xuyên tỉnh dậy giữa đêm.

- Chuột rút: Chuột rút cũng là một nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ. Chuột rút xảy ra đột ngột ở bắp chân, đùi, mức độ đau nặng tới mức nhiều mẹ bầu phải thức giấc giữa đêm. Ngoài ra, phần lưng và chân cũng phải chịu sức nặng của thai nhi nên những cơn đau vùng lưng cũng có thể khiến giấc ngủ gián đoạn.

- Các cơn khó thở: Thai nhi càng lớn, cơ hoành bị chèn ép càng nhiều, mẹ bầu phải thở nhiều hơn để lấy đủ không khí chứa oxy. Vì vậy, càng nhiều trường hợp gặp các cơn khó thở khi ngủ khiến mẹ bầu mất ngủ.

- Ốm nghén (buồn nôn, nôn) trước khi đi ngủ: Ốm nghén không chỉ khiến mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi, mà còn ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.

Khi hiểu rõ được những nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ sẽ giúp hiểu rõ hơn về tình trạng này và có phương pháp khắc phục hiệu quả.

Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Rất nhiều bà bầu mất ngủ khi mang thai lo lắng không biết “mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Giấc ngủ của mẹ bầu rất quan trọng, nó góp phần thực hiện các hoạt động cần thiết như học tập, ghi nhớ, tâm trạng và cảm giác thèm ăn, hệ miễn dịch… Vì vậy, mất ngủ có thể ảnh hưởng tới những vấn đề sau:

- Mệt mỏi: Bà bầu mất ngủ trong nhiều đêm có thể khiến cơ thể người mẹ rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ vào sáng ngày hôm sau. Đặc biệt, mất ngủ gây căng thẳng còn khiến bà bầu có nguy cơ trầm cảm gấp 10 lần.

- Ảnh hưởng tới hệ miễn dịch: Mất ngủ có tác động tới sức đè kháng của thai nhi và người mẹ, làm giảm miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra rằng, việc ngủ ngon giấc sẽ hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu nên thiếu ngủ có thể liên quan đến tình trạng tiểu đường thai kỳ.

- Tăng nguy cơ tiền sản giật: Mất ngủ kéo dài trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật. Mẹ bầu ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm trong 3 tháng đầu sẽ có tỷ lệ tiền sản giật cao gấp 10 lần. Tình trạng này liên quan đến việc tăng huyết áp khi mang thai, chân và tay bị phù và có protein trong nước tiểu. Tiền sản giật cũng có thể dẫn đến sinh non và nhiều biến chứng lâu dài tại các cơ quan thận, tim… ở người mẹ.

bà bầu mất ngủ

- Thời gian chuyển dạ lâu hơn: Những mẹ bầu ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm có thể sẽ mất thời gian chuyển dạ lâu hơn và có tỷ lệ sinh mổ cao hơn.

- Ngoài ra, bà bầu mất ngủ cũng có thể dẫn tới nhiều vấn đề khác như sinh con nhẹ cân, sinh mổ, đau khi đẻ, trầm cảm. Sau khi sinh, trẻ có thể gặp các vấn đề về giấc ngủ, dễ quấy khóc.

Như vậy, chắc hẳn các mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi “mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?”. Mất ngủ có tác động ít nhiều tới sức khỏe của thai nhi. Do đó, việc chăm sóc cơ thể, thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng bà bầu mất ngủ là rất quan trọng.

Cách khắc phục tình trạng bà bầu mất ngủ

Việc dùng các loại thuốc điều trị mất ngủ không được khuyến cáo sử dụng cho bà bầu. Vì vậy, bà bầu mất ngủ cần ưu tiên thực hiện các biện pháp cải thiện an toàn hơn như:

Tạo không gian ngủ phù hợp

Cách đầu tiên để cải thiện tình trạng mất ngủ ở bà bầu là tạo không gian ngủ phù hợp.

Có một số lưu ý về phòng ngủ như sau:

  • Đầu tiên, hãy chọn một không gian yên tĩnh và thoáng mát trong nhà để tạo ra một môi trường lý tưởng cho việc ngủ. Bạn có thể sử dụng rèm cửa để che ánh sáng vào ban ngày và ánh đèn ban đêm để tạo ra cảm giác tối, dễ chịu.
  • Mẹ bầu cũng hay thức giấc giữa đêm nên trên đường di chuyển ra phòng vệ sinh nên sử dụng đèn ngủ có độ sáng vừa phải, không quá chói để dễ dàng ngủ lại sau khi đi vệ sinh xong.
  • Tiếp theo, hãy cải thiện độ thoải mái của không gian bằng cách sử dụng các loại gối và ga giường mềm mại. Đảm bảo rằng gối của bạn thoải mái có thể điều chỉnh vị trí ngủ sao cho thoải mái nhất.
  • Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng không gian ngủ của bạn luôn sạch sẽ và thoáng đãng. Không gian sạch sẽ không chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn mà còn giúp giảm nguy cơ vi khuẩn gây bệnh.

bà bầu mất ngủ

Tạo ra một không gian ngủ phù hợp không chỉ giúp bà bầu khắc phục mất ngủ mà còn giúp có một thai kỳ khỏe mạnh và an lành hơn.

Hoạt động thể chất thường xuyên

Nhiều người nghĩ rằng mẹ bầu không nên hoạt động thể chất. Tuy nhiên, các chuyên gia lại khuyến cáo rằng bà bầu mất ngủ nên thực hiện các bài tập thể chất theo sự chỉ định của bác sĩ để có giấc ngủ ngon.

Việc tập thể dục nhẹ nhàng, yoga, đi bộ… trong ngày có thể giúp giảm căng thẳng, ngăn ngừa chuột rút ở mẹ bầu. Hoạt động thể chất đều đặn sẽ giúp cải thiện máu lưu thông, giảm mệt mỏi, tránh các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình mang thai như tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ…

Tạo thói quen ngủ đúng

Một trong những cách khắc phục tình trạng bà bầu mất ngủ là tạo thói quen ngủ đúng, loại bỏ những hành động xấu như sau:

bà bầu mất ngủ

  • Nên nhất quán thời gian đi ngủ và dậy đúng giờ để cơ thể tạo nhịp nghỉ ngơi sinh học giúp bạn ngủ ngon hơn.
  • Không sử dụng thiết bị điện tử như máy tính, tivi, điện thoại… ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ. Thay vào đó, mẹ bầu có thể nghe nhạc hay đọc một cuốn sách
  • Không ngủ trưa quá 1 tiếng để tránh uể oải, mệt mỏi, khó ngủ vào ban đêm. Tốt nhất nên ngủ giấc ngủ ngắn khoảng 30 phút trong ngày (buổi sáng hoặc buổi trưa). Điều này có thể tăng khả năng ghi nhớ, tăng tính nhanh nhạy và giảm triệu chứng mệt mỏi trong giai đoạn thai nghén.
  • Nếu khi đi ngủ mẹ bầu bị chuột rút và phải tỉnh giấc thì có thể uốn cong bàn chân, sau đó gập mạnh bàn thân xuống dưới gót chân để giảm cơn đau và dễ ngủ trở lại.
  • Tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu là nằm nghiêng bên trái, đầu gối uốn cong giúp giảm áp lực lên khung chậu, để có giấc ngủ ngon nhất. Ngoài ra, mẹ bầu có thể kê một chiếc gối dưới hai đầu gối và kê dưới bụng khi bụng to nên để cảm thấy thoải mái hơn.
  • Nếu bà bầu mất ngủ, bị tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ trở lại thì nên đứng dậy, đánh lạc hướng bằng một thứ gì đó như đi bộ, thực hiện bài tập thư giãn, thiền… và khi cảm thấy đủ mệt thì hãy trở lại giường và đi ngủ. Điều này sẽ hiệu quả hơn nếu cứ nằm trên giường và cố gắng đi ngủ nhưng không được.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B

Để có một giấc ngủ ngon, mẹ bầu nên có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là những thực phẩm giàu vitamin B để giảm căng thẳng, mệt mỏi. Những thực phẩm này bao gồm hải sản, các loại đậu, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt…

Trong khi mang thai bà bầu nên uống nhiều nước mỗi ngày, tuy nhiên giảm lượng nước trước khi đi ngủ để giảm số lần đi tiểu vào ban đêm.

Mẹ bầu nên tránh ăn nhiều đồ ngọt, nhất là vào buổi tối vì sẽ làm tăng lượng đường trong máu gây khó ngủ.

bà bầu mất ngủ

Bên cạnh đó, tránh uống cà phê, thức ăn cay, các bữa ăn nặng quá gần giờ đi ngủ để giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản gây mất ngủ.

Bữa tối tốt nhất là ăn vào 2 - 3 giờ trước khi đi ngủ để cơ thể có thời gian tiêu hóa hết thức ăn.

Nên có chế độ ăn uống có muối và canxi vì mẹ bầu có thể bị chứng vọp bẻ nếu thiếu hai chất này.

Trên đây là những thông tin cần thiết về tình trạng bà bầu mất ngủ như nguyên nhân và các biện pháp khắc phục. Chắc hẳn mẹ bầu cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi “mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi?”. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, xin quý khách hàng liên hệ trực tiếp đến số hotline 0965 280 068.

Viết bình luận của bạn