Cẩm nang từ A đến Z về tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu
DHT PHARMA
Thứ Bảy,
02/03/2024
Tiểu đường thai kỳ là vấn đề sức khỏe rất được quan tâm trong quá trình mang thai. Vậy có những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ nào dễ nhận biết? Cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu? Hãy khám phá tất cả những câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé!
>> Xem thêm: 8 dấu hiệu tiểu đường cảnh báo bạn đang mắc bệnh?
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Mỗi năm có tới 20% mẹ bầu bị ảnh hưởng bởi tiểu đường thai kỳ. Vậy tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là một trạng thái đặc biệt của tiểu đường xuất hiện trong quá trình mang thai. Đây là bệnh lý mà người mẹ không thể sản xuất đủ hoặc sử dụng insulin một cách hiệu quả như trước đây, dẫn đến việc tăng mức đường trong máu. Insulin là một hormone quan trọng giúp cơ thể sử dụng đường huyết để tạo năng lượng cho các tế bào.
Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện ở tuần thai thứ 24 - 28. Nó thường chia thành 2 dạng:
- Tiểu đường thai kỳ loại 1: bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai có thể được kiểm soát qua chế độ ăn uống.
- Tiểu đường thai kỳ loại 2: bệnh cần phải có sự hỗ trợ của insulin hoặc các loại thuốc cần thiết để điều trị bệnh.
Mẹ bầu thường được xét nghiệm các chỉ số glucose lúc đói, sau khi ăn 1 giờ, sau ăn 2 giờ, hay HbA1c (mức đường huyết trung bình trong 2-3 tháng) để chẩn đoán có mắc bệnh hay không.
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ?
Rất nhiều mẹ bầu quan tâm “dấu hiệu tiểu đường thai kỳ là gì?”, “dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối như thế nào?” để phát hiện sớm.
Tuy nhiên tiểu đường thai kỳ có thể không gây ra các triệu chứng rõ ràng ở một số trường hợp, vì vậy việc nhận biết có thể khó khăn.
Nhưng có một số dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mà một phụ nữ mang thai có thể cảm nhận được, và đây là một số điều cần chú ý:
- Mệt mỏi, cảm giác thiếu năng lượng và kiệt sức: Cảm giác mệt mỏi có thể là một dấu hiệu của mức đường trong máu không ổn định.
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường: Một trong những triệu chứng phổ biến của tiểu đường là đi tiểu nhiều hơn bình thường. Trong thai kỳ, cơ thể cố gắng loại bỏ glucose thừa thông qua việc bài tiết qua nước tiểu.
- Cảm giác khát nước liên tục: Điều này có thể xuất phát từ việc đi tiểu nhiều và mất nước cơ thể, dẫn đến cảm giác khát nước liên tục.
- Tăng cân quá nhanh so với khuyến cáo: Mặc dù một phần tự nhiên của thai kỳ là tăng cân, nhưng tăng cân đột ngột hoặc không lý do có thể là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ.
- Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể có các biểu hiện khác nhau vùng kín ngứa ngáy, khó chịu, các vết thương khó lành…
Những biểu hiện này cũng có thể là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, tuy nhiên khá khó nhận ra trong giai đoạn cuối này bởi thai nhi phát triển gây chèn ép các cơ quan cũng khiến các mẹ bầu mệt mỏi và đi tiểu nhiều hơn.
Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ?
Trong quá trình thai kỳ, cơ thể thai phụ cần sản xuất một lượng insulin lớn hơn để duy trì mức đường trong máu ổn định, nhưng ở một số trường hợp, cơ thể không thể làm được điều này. Có một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như:
- Do hormone: Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tiểu đường thai kỳ. Trong quá trình thai kỳ, cơ thể người mẹ sản xuất một lượng hormone tăng cao, như hormone estrogen và progesterone. Ngoài ra, nhau thai cũng tạo ra hormon lactogen gây ảnh hưởng tới insulin. Những hormone này ngày càng được sản xuất nhiều, có thể tác động tới insulin, làm cho cơ thể trở nên kháng insulin, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
Ngoài ra có những yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn tiểu đường thai kỳ như:
- Yếu tố di truyền: Có một yếu tố di truyền trong việc phát triển tiểu đường thai kỳ. Nếu có người trong gia đình mắc tiểu đường loại 2, nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ của phụ nữ mang thai cũng tăng lên.
- Trọng lượng: Bị thừa cân, béo phì trước lúc mang bầu cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
- Tuổi của mẹ: Tuổi của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 35 tuổi có nguy cơ cao hơn so với những phụ nữ trẻ tuổi.
- Từng sinh con nặng hơn 4kg, hay bị thai lưu, sinh non, con bị dị tật cũng là một trong những yếu tố khiến mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
- Mẹ bầu bị tăng huyết áp cũng có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Trong nhiều trường hợp, thai phụ bị tiểu đường có thể là sự kết hợp bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định nguyên nhân sẽ hỗ trợ điều trị được tốt hơn.
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Rất nhiều mẹ bầu có mức đường huyết cao lo lắng “tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?”. Chúng ta hãy tìm hiểu nhé!
Lượng đường máu cao trong quá trình mang thai có nguy cơ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm tới cả thai nhi và người mẹ như sau:
- Thai nhi:
- Tăng cân quá mức: Đường huyết cao có thể dẫn tới thai nhi phát triển quá mức. Thai nhi lớn hơn 4kg có thể gây chèn ép trong ống sinh, nguy cơ bị thương khi sinh hay cần sinh mổ.
- Sinh thiếu tháng: tiểu đường thai kỳ tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh thiếu tháng hoặc thai nhi phát triển quá mức nên cần sinh sớm.
- Khó thở nặng: trẻ sinh sớm làm tăng nguy cơ bị hội chứng suy hô hấp, gây khó thở ở trẻ.
- Đường huyết thấp: mẹ bị tiểu đường khi mang thai nhưng trẻ sinh ra có thể bị mức đường huyết thấp ngay sau khi sinh. Nếu hạ đường huyết nặng có thể gây co giật.
- Nguy cơ béo phì và tiểu đường sau khi sinh.
- Thai chết lưu: mẹ bầu bị tiểu đường có thể khiến thai nhi chết lưu hoặc tử vong ngay sau khi sinh.
- Mẹ bầu:
Đường máu tăng có nguy cơ dẫn tới các tình trạng sau:
- Tăng huyết áp và tiền sản giật: Đây là biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra ở thai phụ khi mức đường huyết cao. Điều này đe doạ tính mạng ở cả mẹ bầu và thai nhi.
- Mổ đẻ: có nguy cơ cao nếu bị tiểu đường thai kỳ. So với sinh thường, sinh mổ tiềm ẩn nhiều nguy hại hơn.
- Tiểu đường trong tương lai: sau khi sinh, mẹ bầu sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý này sau khi mang thai, hoặc khi tuổi cao.
Bởi nhiều biến chứng của tiểu đường thai kỳ trong khi mang thai mà việc chẩn đoán sớm và điều trị là cần thiết. Như vậy, chắc hẳn bạn đã có thể trả lời câu hỏi “tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?”.
Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ như thế nào?
“Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu?” để kiểm soát tốt mức đường huyết trong máu.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới và Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế, bác sĩ sẽ sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 24 - 28. Nếu có dấu hiệu tiểu đường hay tiền sử bị bệnh tiểu đường, bác sĩ có thể yêu cầu sớm hơn.
Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm đường huyết để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. Thai phụ sẽ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm đường huyết tại các thời điểm khác nhau trong ngày, đặc biệt là sau khi ăn, để đo mức đường huyết trong máu và kiểm tra xem liệu nó có ở mức bình thường hay không
Thai phụ được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ nếu thuộc các trường hợp sau:
- Kiểm tra đường huyết lúc đói ≥ 92 mg/dL.
- Kiểm tra đường huyết trong 1 giờ ≥ 180 mg/dL.
- Kiểm tra đường huyết trong 2 giờ lớn ≥ 153 mg/dL.
Ngoài ra, thai phụ cũng có thể được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm khác như xét nghiệm dung nạp glucose, kiểm tra 1 bước, kiểm tra 2 bước… để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình.
Các biện pháp điều trị tiểu đường thai kỳ
Tuỳ thuộc vào mức đường huyết trong máu, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị tiểu đường thích hợp cho mẹ bầu.
- Kiểm soát chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối là yếu tố quan trọng trong việc điều trị tiểu đường thai kỳ. Thai phụ nên tập trung vào việc tiêu thụ các loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp và trung bình như gạo tẻ, miến, bún, khoai củ, cá nạc, thịt nạc, sữa chua, phô mai…
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên kiêng khem quá khắt khe, nên ăn đa dạng các loại thực phẩm (15 - 20 loại) để bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi.
Cũng cần lưu ý rằng, mẹ bầu nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày để tránh tăng đường huyết mạnh sau bữa ăn và hạ đường huyết nhanh nếu xa bữa ăn.
Việc duy trì một chế độ ăn uống ổn định và có giờ ăn đều đặn có thể giúp kiểm soát mức đường trong máu.
- Hoạt động thể chất: Hoạt động thể chất đều đặn giúp cải thiện sự nhạy cảm của cơ thể với insulin và kiểm soát mức đường trong máu. Thai phụ nên thảo luận với bác sĩ để lập kế hoạch vận động phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Mỗi ngày, thai phụ nên dành 30 phút để thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi…
- Theo dõi mức đường trong máu: Theo dõi mức đường trong máu là một phần quan trọng của việc kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ. Thai phụ cần thực hiện các xét nghiệm định kỳ để đảm bảo mức đường trong máu được kiểm soát tốt và điều chỉnh liệu pháp nếu cần. Một số loại máy đo đường huyết có thể giúp mẹ bầu dễ dàng kiểm tra mức đường huyết tại nhà như máy đo đường huyết On call plus, máy đo đường huyết Caresens N…
- Dùng insulin đường tiêm hoặc thuốc đường uống: Trong một số trường hợp, sử dụng insulin hoặc thuốc đường uống đến khi sinh con để kiểm soát mức đường trong máu. Việc này thường được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ.
Việc điều trị tiểu đường thai kỳ là rất quan trọng, cần sự quan tâm chăm sóc của bác sĩ và thai phụ để đảm bảo an toàn và sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé.
Trên đây là những thông tin cần thiết về tiểu đường thai kỳ. Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho những câu hỏi “dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối như thế nào?”, “tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?”, “ xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu?”. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, xin quý khách hàng liên hệ trực tiếp đến số hotline 0965 280 068.