Danh mục sản phẩm

8 dấu hiệu tiểu đường cảnh báo bạn đang mắc bệnh?

DHT PHARMA
Thứ Năm, 16/05/2024

Tiểu đường là bệnh lý chuyển hóa phổ biến hiện nay. Vậy bệnh tiểu đường là gì? Có những dấu hiệu tiểu đường nào cảnh báo bạn đang mắc bệnh? Biến chứng tiểu đường là gì? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

>> Xem thêm: Cẩm nang từ A đến Z về tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu

Bệnh tiểu đường là gì?

“Bệnh tiểu đường là gì?”, “Dấu hiệu tiểu đường là gì?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Bệnh tiểu đường, còn được gọi là đái tháo đường, là một tình trạng sức khỏe mà cơ thể không thể duy trì mức đường huyết ổn định, thường được thể hiện qua chỉ số tiểu đường. Đường huyết tăng cao vì cơ thể không sản xuất hoặc sử dụng insulin - một hormone cần thiết để chuyển đổi đường trong máu thành năng lượng cho cơ thể.

dấu hiệu tiểu đường

Chỉ số đường huyết bình thường trong khoảng 3,9 - 5,6 mmol/l khi đói. Chỉ số tiểu đường vượt 11mmol/lít thường được chẩn đoán là bệnh tiểu đường.

Có hai loại chính của bệnh tiểu đường: tiểu đường loại 1 và tiểu đường loại 2.

- Tiểu đường loại 1: Loại này chiếm khoảng 5% số người bị tiểu đường. Bệnh thường xuất hiện ở tuổi vị thành niên, kể cả lúc nhỏ. Đâu là bệnh tự miễn dịch, cơ thể không sản xuất insulin đủ để kiểm soát đường huyết. Điều này thường đòi hỏi bệnh nhân phải sử dụng insulin thường xuyên để duy trì mức đường huyết ổn định.

- Tiểu đường loại 2: Loại này chiếm tới 95% số người bị tiểu đường. Bệnh thường phát triển ở người trưởng thành, tuy nhiên cũng có thể ảnh hưởng tới mọi độ tuổi. Tiểu đường loại 2 thường liên quan đến lối sống không lành mạnh, thiếu vận động và mức đường huyết tăng cao dần do cơ thể trở nên không nhạy cảm với insulin. Đa số các trường hợp điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục có thể kiểm soát được bệnh, nhưng người bệnh cũng có thể cần sử dụng thuốc hoặc insulin.

Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được kiểm soát. Vì vậy, người bệnh cần kiểm tra định kỳ và điều trị sớm để duy trì sức khỏe tốt nhất có thể.

8 dấu hiệu tiểu đường cảnh báo bạn đang mắc bệnh?

Dưới đây là một số dấu hiệu tiểu đường giúp cảnh báo bạn đang mắc bệnh lý, bạn nên chú ý để đến các cơ sở y tế thăm khám và xác định mức độ bệnh cũng như có biện pháp xử lý kịp thời.

Khát nước và uống nước nhiều

Dấu hiệu tiểu đường đầu tiên mà người bệnh có thể cảm thấy được là cảm giác khát nước hơn bình thường.

Cảm giác khát nước không ngừng cùng với việc uống nước nhiều hơn bình thường có thể là một dấu hiệu đáng chú ý của tiểu đường. Sự khát nước kéo dài liên tục do cơ thể cố gắng loại bỏ glucose dư thừa qua nước tiểu.

dấu hiệu tiểu đường

Tuy nhiên, khát nước cũng có thể là biểu hiện của các nguyên nhân khác như thời tiết nắng nóng, mất nước, hoạt động nhiều… nên chú ý để phân biệt.

Đi tiểu nhiều và nước tiểu tăng

Người bị bệnh tiểu đường thường cảm thấy cần phải đi tiểu nhiều hơn, đặc biệt là vào ban đêm. Nước tiểu thường nhiều hơn bình thường, không bị tiểu rắt, tiểu buốt có thể là dấu hiệu tiểu đường sớm giúp cảnh báo bệnh.

Thường xuyên mệt mỏi, cơ thể yếu kém

Thường xuyên mệt mỏi, cơ thể yếu kém là một dấu hiệu tiểu đường xuất hiện khá nhiều ở người bị tiểu đường, tuy nhiên nhiều người không nghĩ rằng đây là nguyên nhân gây ra bệnh.

Lý do dẫn đến tình trạng này là do đường huyết không ổn định, glucose không được chuyển hóa thành năng lượng để cung cấp cho cơ thể. Ngoài ra, do glucose bị đào thải qua nước tiểu nên mất nhiều năng lượng, dẫn đến cơ thể mệt mỏi quá mức và bị suy nhược.

dấu hiệu tiểu đường

Vì vậy, khi cơ thể thấy mệt mỏi nhiều, khát nước, cảm giác ốm yếu… thì cần tới thăm khám tại các cơ sở y tế để phát hiện sớm bệnh.

Ăn nhiều nhưng sụt cân

Biểu hiện này có thể khó nhận biết hơn do nhiều người ăn uống kém, thực hiện chế độ ăn kiêng khem nên có thể sụt cân. Tuy nhiên nếu bạn ăn uống bình thường hay thậm chí nhiều hơn nhưng vẫn có thể mất cân đột ngột thì đây có thể là một dấu hiệu tiểu đường.
Triệu chứng này có thể xuất phát từ việc cơ thể không thể sử dụng glucose một cách hiệu quả nên chất béo trở thành năng lượng thay thế. Đốt cháy chất béo có thể dẫn tới giảm cân đột ngột.

Vì vậy, dấu hiệu tiểu đường phổ biến như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều nhưng lại gầy và sụt cân nhanh chóng.

Thị lực giảm

Giữa cuộc sống của các thiết bị điện tử bao quanh, việc suy giảm thị lực do tiểu đường có thể bị bỏ qua.

dấu hiệu tiểu đường

Tuy nhiên, dấu hiệu tiểu đường không thể bỏ qua là tình trạng suy giảm thị lực, người bệnh không còn nhìn rõ như trước, các hình ảnh mờ nhạt dần và không thể nhìn rõ.

Viêm nướu

Viêm nướu có thể là một dấu hiệu tiểu đường sớm. Việc đường huyết cao khiến hệ miễn dịch bị tổn thương, cơ thể yếu và khó chống lại vi khuẩn. Từ đó, khoang miệng có điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra các vấn đề như viêm nướu, viêm họng...

Vết thương lâu lành

Tiểu đường có thể làm chậm quá trình lành vết thương do ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu và khả năng miễn dịch của cơ thể. Tiểu đường làm tổn thương hệ miễn dịch, tắc mạch máu, tổn thương lòng mạch khiến các vết thương khó lành, thậm chí bị nhiễm trùng và hoại tử. Vì vậy, một trong các dấu hiệu tiểu đường mà nhiều người thấy là vết thương lâu lành.

Xuất hiện nhiều vết thâm nám

Một số người mắc tiểu đường có thể gặp vấn đề về da như việc xuất hiện nhiều vết thâm nám, nhất là những nơi có nếp nhăn, nếp gấp da. Tình trạng này là do sự ảnh hưởng của đường huyết cao đối với da.

dấu hiệu tiểu đường

Nguyên nhân gây tiểu đường là gì?

Sau khi đã tìm hiểu dấu hiệu tiểu đường phổ biến, chúng ta hãy khám khá nguyên nhân gây ra tiểu đường nhé.

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường:

  • Kháng insulin: hormon được sản xuất bởi nhau thai có thể là nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ. 
  • Yếu tố di truyền: Di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh tiểu đường, khả năng mắc bệnh của bạn sẽ tăng lên.

Ngoài ra, cũng có một số yếu tố nguy cơ dẫn tới tình trạng này như:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh gây thừa cân hoặc béo phì: Sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn, món ăn nhiều đường có thể gây tăng cân. Cân nặng quá mức có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng insulin.
  • Lối sống không lành mạnh: Một chế độ sinh học ít vận động và thói quen hút thuốc, uống rượu có thể gây kháng insulin góp phần vào sự phát triển của bệnh tiểu đường.
  • Tuổi tác: Người lớn tuổi, đặc biệt là trên 45 tuổi có nguy cơ cao hơn mắc bệnh tiểu đường type 2 do cơ thể không còn sản xuất insulin một cách hiệu quả như khi còn trẻ.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý tim mạch, hội chứng buồng trứng đa nang… cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Biến chứng tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tiểu đường không chỉ đơn giản là một căn bệnh về đường huyết mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng tiểu đường nghiêm trọng nếu không được kiểm soát và điều trị đúng cách. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường:

dấu hiệu tiểu đường

  • Thần kinh: Tiểu đường có thể gây ra tổn thương cho dây thần kinh (hay còn gọi là bệnh thần kinh ngoại biên). Bệnh gây ra các triệu chứng như cảm giác tê bì, châm chích, yếu cơ, chuột rút, nặng hơn là mất cảm giác ở các vùng của cơ thể…
  • Thị lực: Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến mạch máu và thần kinh của mắt, gây ra các vấn đề như mờ mắt, đau trong hốc mắt, cảm giác ruồi bay trước mắt… thậm chí là bị mù lòa vĩnh viễn.
  • Tim mạch: Người mắc tiểu đường có nguy cơ cao bị xơ vữa mạch máu, dẫn đến các vấn đề tim mạch như nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ, thiếu máu thoáng qua… thậm chí là tử vong.
  • Thận: Bệnh tiểu đường có thể gây ra tổn thương mạch máu ở thận, khiến người bệnh đi tiểu đêm nhiều, tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần, suy thận...
  • Nhiễm trùng: Một trong những biến chứng tiểu đường khác là các vấn đề về nhiễm trùng như sâu răng, tụt răng, viêm phổi, nấm da, cúm...

Các phương pháp điều trị tiểu đường

Với nhiều biến chứng tiểu đường như vậy, khi thấy các dấu hiệu tiểu đường nên đến các cơ sở y tế thăm khám để có các phương pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là một số biện pháp chữa bệnh tiểu đường hiệu quả:

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

“Tiểu đường nên ăn gì?” là câu hỏi khá thường gặp về bệnh tiểu đường. Bởi xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối là rất quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường. Chế độ ăn uống phù hợp giúp kiểm soát mức đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Kiểm soát các thực phẩm nhiều đường: Thay vì sử dụng các thực phẩm nhiều đường nên lựa chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như cá nạc, thịt nạc, miến, bún, gạo tẻ, sữa chua, phô mai…

dấu hiệu tiểu đường

Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ: bởi chất xơ làm chậm quá trình hấp thụ đường, cản trở hấp thu chất béo, cholesterol, ngăn các yếu tố ảnh hưởng tới tim mạch. Các loại thực phẩm giàu chất xơ như bông cải xanh, rau lá xanh…

Protein có thể giúp ổn định mức đường huyết và làm giảm cảm giác đói. Bổ sung protein vào mỗi bữa ăn bằng cách sử dụng thực phẩm như thịt gà, cá, đậu và sữa chua không đường.

Chọn chất béo tốt: Chất béo là một phần quan trọng của chế độ ăn uống, nhưng cần chọn lựa chất béo tốt như chất béo không no đơn và chất béo omega-3. Chúng bao gồm: dầu olive, cá hồi, cá thu và các loại hạt khác.

Thực hiện kiểm soát phần ăn: Kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ trong mỗi bữa ăn là rất quan trọng. Hãy tuân thủ các phương pháp kiểm soát phần ăn như chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn đúng giờ và duy trì thời gian ăn cố định hàng ngày…

Với câu trả lời này, chắc chắn bạn đã có đáp án cho câu hỏi “tiểu đường nên ăn gì?”.

Hoạt động thể chất thường xuyên

Để điều trị tiểu đường hiệu quả, người bệnh cần có hoạt động thể chất thường xuyên. Thực hiện hoạt động thể chất đều đặn là một phần quan trọng của chế độ điều trị tiểu đường. Một số hoạt động có ích như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, yoga…
Điều này có thể đem lại nhiều tác động tốt cho bệnh tiểu đường như giảm cân nặng, tăng độ nhạy cảm với insulin, giữ lượng đường trong máu ở bệnh tiểu đường…

Dùng thuốc

Nhiều loại thuốc được sử dụng để kiểm soát mức đường huyết ở người mắc tiểu đường như insulin, thuốc kích thích sản xuất insulin, thuốc làm giảm hấp thụ đường trong ruột…
Tuy nhiên những người mắc tiểu đường type 1 hoặc type 2 cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh được hiệu quả. Điều này giúp duy trì mức đường huyết ổn định trong cơ thể.

dấu hiệu tiểu đường

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng các sản phẩm cho người bị tiểu đường như Bitabet. Mỗi viên uống có chứa 6 loại thảo dược tự nhiên như mướp đắng, diệp hạ châu, dây thìa canh, quả nhàu, chè vằng, lá hoàn ngọc. Từ đó, sản phẩm giúp ổn định đường huyết hiệu quả và giảm biến chứng trên tim mạch do bị bệnh tiểu đường.

Theo dõi mức đường huyết thường xuyên

Theo dõi mức đường huyết định kỳ là một phần quan trọng của quá trình điều trị tiểu đường. Việc theo dõi này giúp người bệnh hiểu rõ hơn về hiệu quả của việc thực hiện chế độ ăn uống, thuốc và hoạt động vận động.

Bạn có thể chuẩn bị một số máy đo đường huyết để kiểm tra đường huyết ngay tại nhà như máy đo đường huyết On call plus, máy đo đường huyết Caresens N

Trên đây là những thông tin cần thiết về tiểu đường, đặc biệt là dấu hiệu tiểu đường. Chắc chắn bạn đã có câu trả lời “bệnh tiểu đường là gì?”, “tiểu đường nên ăn gì?”. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, xin quý khách hàng liên hệ trực tiếp đến số hotline 0965 280 068.

Viết bình luận của bạn