Danh mục sản phẩm

10 dấu hiệu thiếu canxi mà cơ thể đang cảnh báo bạn

DHT PHARMA
Thứ Ba, 18/04/2023

Canxi là một khoáng chất cực kỳ quan trọng cho sự phát triển và duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, rất nhiều người thường không để ý đến dấu hiệu thiếu canxi của cơ thể. Trong bài viết này, DHT PHARMA sẽ cùng bạn tìm hiểu về 10 dấu hiệu mà cơ thể đang cảnh báo bạn về sự thiếu hụt canxi.

Thiếu canxi là gì? 

Thiếu canxi là tình trạng cơ thể thiếu hụt khoáng chất canxi, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cùng xem ngay các dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu hụt canxi là gì?

>> Xem thêm:

Dấu hiệu thiếu canxi

Vì canxi rất quan trọng nên nhiều người thường đặt câu hỏi “kiểm tra thiếu canxi bằng cách nào”. Dưới đây là 10 biểu hiện thiếu canxi mà cơ thể đang “cầu cứu” bạn:

Đau cơ và chuột rút 

Cơ thể thiếu canxi có thể dẫn đến các triệu chứng như đau cơ và chuột rút. Điều này do canxi đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động cơ bắp. Nếu thiếu hụt canxi, vào ban đêm, bạn sẽ dễ gặp phải tình trạng đau cơ ở bắp tay, bắp chân. 

Chân tay tê mỏi

Thiếu canxi có thể làm giảm lưu lượng máu đến các chi và gây cảm giác tê chân tay. 

Loãng xương và dễ gãy xương 

Canxi là một thành phần chính của xương và răng, và khi thiếu canxi, bạn có thể gặp phải các vấn đề liên quan đến xương, chẳng hạn như loãng xương và dễ gãy xương.

Rối loạn giấc ngủ 

Cơ thể thiếu canxi có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như khó ngủ hoặc dậy giữa đêm.

dấu hiệu thiếu canxi

Mất ngủ là một dấu hiệu thiếu canxi

Sự mệt mỏi và căng thẳng

Canxi giúp hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh và giảm đau. Cơ thể thiếu canxi có thể dẫn đến mệt mỏi và căng thẳng. Nếu thiếu canxi trong thời gian dài có thể trở thành yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm.

Răng trở nên vàng hơn

Thiếu canxi có thể là một trong những nguyên nhân gây vàng răng do cấu trúc của men răng bị ảnh hưởng. Thiếu canxi lâu khiến cho men răng bị mỏng đi và bị ăn mòn dễ dàng hơn. Khi men răng bị ăn mòn, phần mô dưới men răng (có màu vàng)sẽ được lộ ra. Vì thế, thiếu canxi  sẽ khiến răng vàng hơn.

Chóng mặt

Các triệu chứng như chóng mặt và mất ngủ thường xuyên có thể là dấu hiệu cho thấy nồng độ canxi trong máu đang giảm xuống. Hiện tượng này ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không được xử lý kịp thời, chóng mặt và mất ngủ kéo dài có thể gây ra tai nạn và chấn thương do ngã.

dấu hiệu thiếu canxi

Các vấn đề về thần kinh

Thiếu canxi có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Các dấu hiệu thiếu canxi ảnh hưởng đến thần kinh bao gồm: run, co giật, tê liệt, lo âu, trầm cảm, động kinh. 

Tình trạng móng tay dễ gãy  

Việc thiếu canxi kéo dài có thể dẫn đến tình trạng móng tay yếu, dễ gãy và chậm mọc. Ngoài ra, móng tay cũng có thể trở nên mỏng, xù và xuất hiện các vết nứt sọc dọc móng tay. 

Mệt mỏi và thường xuyên bị bệnh vặt

Mệt mỏi, thường xuyên bị bệnh vặt cũng là một trong những dấu hiệu thiếu canxi. Khi cơ thể thiếu khoáng chất này, sự co bóp của cơ bị suy yếu, làm cho các hoạt động hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang hoặc mang đồ vất vả hơn. Ngoài ra, thiếu canxi cũng có thể làm giảm chức năng thần kinh, gây ra triệu chứng giảm tập trung và thường xuyên bị bệnh vặt.

Nguyên nhân dẫn tới thiếu canxi

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu canxi, bao gồm cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng này:

Chế độ ăn uống kém: 

Việc không ăn đủ thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, rau xanh, cá, hạt, đậu... có thể dẫn đến thiếu canxi. Ở Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2016, tỷ lệ người Việt bị thiếu canxi trên toàn quốc là khoảng 70%. Bên cạnh đó, cần lưu ý đến hàm lượng canxi có trong mỗi loại thực phẩm để đáp ứng nhu cầu canxi theo độ tuổi.

Hút thuốc lá: 

Nicotine trong thuốc lá có khả năng làm giảm lượng canxi được hấp thụ vào cơ thể. Nó có tác động đến các tế bào osteoblast trong xương, gây giảm khả năng sản xuất và giữ chặt canxi trong xương. Khi đó, sẽ dẫn đến hiện tượng xương mềm, mỏng, dễ gãy.

dấu hiệu thiếu canxi

Không chỉ những người hút thuốc mà ngay cả người thường xuyên hít phải khói thuốc cũng cần chú ý tới các dấu hiệu thiếu canxi.

Các bệnh lý đường tiêu hóa: 

Các bệnh lý đường tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể và gây ra thiếu hụt canxi. Các bệnh nhân mắc viêm đại tràng, viêm loét tá tràng, viêm ruột thừa… thường bị tổn thương và viêm nhiễm trong niêm mạc đường tiêu hóa. Khi đó, niêm mạc đường tiêu hóa không thể hoạt động tốt để hấp thụ và chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn, bao gồm canxi.

Thiếu vitamin D

Vitamin D là một yếu tố quan trọng trong quá trình hấp thụ canxi từ thực phẩm vào cơ thể. Khi không đủ vitamin D, cơ thể sẽ không thể hấp thụ đủ lượng canxi cần thiết để duy trì sức khỏe xương, gây ra tình trạng thiếu hụt canxi. Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể hấp thụ canxi từ thực phẩm vào máu, từ đó cung cấp đủ canxi cho xương và các cơ quan khác trong cơ thể. Vitamin D còn giúp điều chỉnh sự phân hủy xương và tạo mới xương, giúp duy trì sức khỏe và độ bền của xương.

Tuổi tác

Người cao tuổi có nguy cơ bị thiếu canxi cao hơn do khả năng hấp thụ canxi của cơ thể giảm dần khi lão hóa. Bên cạnh đó, người già thường ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nên thiếu hụt vitamin D để hấp thu canxi.

Sử dụng thuốc 

Một số loại thuốc như corticosteroid, thuốc chống co giật và thuốc kháng sinh có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.

Các bệnh lý khác

Các bệnh lý như ung thư, bệnh thận và bệnh tuyến giáp cũng có thể dẫn đến thiếu canxi.

Những đối tượng nên chú trọng bổ sung canxi

Canxi là khoáng chất thiết yếu đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý nhu cầu sử dụng ở những đối tượng sau cao hơn:

Trẻ em

Trẻ em cần canxi để hỗ trợ sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương và răng, cũng như sự phát triển của cơ thể. Trẻ em bị thiếu canxi có thể phát triển chậm, bị loãng xương, dễ gãy xương và có nguy cơ bị còi xương. Ngoài ra, thiếu canxi cũng có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ, gây ra các triệu chứng như co giật và mất ngủ.

dấu hiệu thiếu canxi

Do đó, việc cung cấp đủ lượng canxi cho trẻ em là rất quan trọng trong quá trình phát triển. Lượng canxi khuyến nghị cho trẻ em từ 1 đến 3 tuổi là 500mg/ngày, trẻ em từ 4 đến 8 tuổi là 8000mg/ngày, trẻ em từ 9 đến 18 tuổi là 1000mg/ngày.

Phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai cần canxi để hỗ trợ sự phát triển thai nhi, cũng như để đảm bảo nồng độ canxi trong máu của mẹ ổn định. Lượng canxi khuyến nghị cho phụ nữ có thai là 1200mg/ngày để đáp ứng nhu cầu canxi cho cả mẹ và bé. Nếu phụ nữ không bổ sung đủ canxi trong thời kỳ mang thai có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, bao gồm:

  • Loãng xương: Sử dụng canxi từ xương để cung cấp cho thai nhi có thể làm cho xương của mẹ trở nên yếu hơn và dễ gãy.
  • Còi xương: Nếu mẹ thiếu canxi, đó có thể dẫn đến còi xương cho thai nhi.
  • Thai chậm phát triển: Thiếu canxi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển xương và răng của thai nhi, cũng như làm tăng nguy cơ thai chậm phát triển.

dấu hiệu thiếu canxi

Cùng với đó, phụ nữ cho con bú cũng cần lưu ý đáp ứng khoảng 1.000 mg canxi/ngày để cung cấp dưỡng chất này cho con thông qua sữa mẹ. Bởi khi thiếu đi chất này, cơ thể mẹ sẽ sử dụng canxi từ xương và các nguồn khác để sản xuất sữa cho con bú. Nếu điều này xảy ra trong thời gian dài, mẹ dễ bị đau lưng, đau vai gáy, rụng tóc…thậm chí góp phần gây nên tình trạng trầm cảm sau sinh.

Người lớn tuổi

Người lớn tuổi cũng là rất cần canxi để hỗ trợ sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương và răng. Theo khuyến cáo từ chuyên gia dinh dưỡng, lượng canxi khuyến nghị cho người lớn từ 19 đến 50 tuổi là 1000mg/ngày. Nếu trên 50 tuổi, khuyến nghị tăng lên 1300 mg/ngày.

Nếu người lớn tuổi không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, họ có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe như:

  • Xương dễ gãy, khó lành: Khi cơ thể thiếu canxi, các tế bào xương không đủ canxi để phát triển và làm việc đúng cách, dẫn đến loãng xương và dễ gãy xương. Nếu người lớn tuổi bị gãy xương, quá trình lành xương sẽ bị chậm và kéo dài hơn so với người bình thường.
  • Ảnh hưởng đến thần kinh: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu canxi có thể ảnh hưởng đến các hoạt động não liên quan đến chức năng nhận thức, khiến người già hay quên và giảm sự tập trung.

Các đối tượng khác

Nếu không thuộc các nhóm đối tượng kể trên, bạn cũng nên để ý dấu hiệu thiếu canxi nếu thuộc một trong những nhóm người dưới đây: 

  • Người ăn chay hoặc không ăn thịt: Canxi được hấp thu tốt nhất từ thực phẩm động vật, chẳng hạn như sữa, pho mát và cá. Nếu bạn không ăn thực phẩm động vật, bạn có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu canxi của cơ thể.
  • Người bị tiểu đường: Các bệnh nhân tiểu đường thường có nguy cơ cao bị thiếu canxi vì một số loại thuốc điều trị có thể làm giảm hấp thu canxi trong cơ thể
  • Người bị vỡ xương, đau xương: Nếu bạn đã từng gặp chấn thương xương hoặc đau xương, bạn có thể cần phải bổ sung thêm canxi để hỗ trợ sự phục hồi và tăng cường khả năng tái tạo xương.
  • Người đang hóa trị, xạ trị: Hóa trị và xạ trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của xương và dẫn đến rủi ro loãng xương.

Trên đây là toàn bộ nội dung về những dấu hiệu thiếu canxi mà DHT PHARMA muốn đem tới cho bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ nắm bắt được những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể để có phương pháp ăn uống, sinh hoạt điều độ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn vui lòng để lại bình luận hoặc liên hệ đến hotline của nhà thuốc DHT PHARMA 0965 280 068 để được hỗ trợ chi tiết nhất! 
 

Viết bình luận của bạn